1. Tại sao cần vệ sinh máy lạnh?
Bạn cần vệ sinh máy lạnh định kỳ vì một số nguyên nhân sau đây:
1.1. Loại bỏ đi vi khuẩn gây hại và mùi hôi
Máy lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là trong màng lọc. Điều này có thể làm giảm khả năng lọc không khí của máy lạnh, ảnh hưởng xấu đến bầu không khí và nhiệt độ bên trong phòng. Do vậy, việc vệ sinh máy lạnh giúp loại bỏ bụi bẩn bám vào, đem đến bầu không khí trong lành, dễ chịu.
1.2. Duy trì khả năng làm lạnh, tuổi thọ cho máy
Khi bụi bẩn bám vào, máy lạnh sẽ giảm khả năng làm lạnh. Lúc này, máy sẽ vận hành với công suất cao hơn nhằm đảm bảo khả năng làm mát. Nếu vấn đề này diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy và hao phí điện năng tiêu thụ. Do đó, bạn nên tiến hành vệ sinh máy lạnh để duy trì khả năng làm lạnh ổn định và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
1.3. Bảo vệ sức khỏe cho gia đình
Loại bỏ bụi bẩn trong máy lạnh giúp không khí trong phòng sạch sẽ và trong lành hơn. Đồng thời giảm bớt các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bệnh lý về hô hấp hay dị ứng cho các thành viên trong gia đình.
1.4 Tiết kiệm điện năng
Máy lạnh sau thời gian dài sử dụng nếu không được bảo dưỡng sẽ có tình trạng bám bụi dẫn đến các bộ lọc bị tắc nghẽn, độ làm lạnh kém. Đồng thời có thể làm các bộ phận bên trong điều hòa bị hư hỏng. Vì vậy, việc vệ sinh máy lạnh làm sạch bụi bẩn bám trên linh kiện bên trong, giúp điều hòa hoạt động ổn định hơn, từ đó giảm thiểu điện năng tiêu thụ.
1.5 Giảm chi phí bảo hành máy lạnh
Việc bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên giúp thiết bị được làm sạch, thay thế linh kiện khi cần thiết, tránh tình trạng hư hỏng nghiêm trọng hơn. Nhờ đó giảm bớt chi phí bảo dưỡng máy lạnh.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên và đúng cách giúp mang đến không gian sinh hoạt vệ sinh, trong lành
2. [Giải đáp] Bao lâu vệ sinh máy lạnh 1 lần?
Người dùng cần bảo dưỡng máy lạnh theo thời gian định kỳ hoặc khi nhận thấy máy cần được bảo dưỡng, cụ thể là:
2.1. Thời gian định kỳ nên bảo dưỡng máy lạnh
Nếu bạn đang thắc mắc máy lạnh bao lâu vệ sinh một lần định kỳ thì đừng bỏ qua các mốc thời gian dưới đây:
-
Đối với hộ gia đình: Tùy vào tần suất sử dụng máy lạnh, như với gia đình thường xuyên sử dụng (gần như cả ngày) thì nên vệ sinh 3 - 4 lần/tháng. Mặc khác, nếu gia đình thi thoảng sử dụng máy lạnh (3 - 4 lần/tuần hoặc 6 - 8 tiếng/ngày) thì nên vệ sinh 6 tháng/lần.
-
Đối với công ty, nhà hàng: Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên gọi bên bảo trì vệ sinh máy lạnh tại công ty hoặc nhà hàng trung bình 2 - 3 lần/tháng, tùy thuộc vào môi trường có nhiều bụi bẩn hay không.
-
Đối với cơ sở xí nghiệp, sản xuất: Cần kiểm tra và vệ sinh khoảng 1 tháng/lần vì tần suất hoạt động gần như là liên tục.
2.2. Dấu hiệu cho thấy bạn nên bảo dưỡng máy lạnh ngay
Nếu máy lạnh nhà bạn có các dấu hiệu dưới đây thì nên bảo dưỡng, làm sạch ngay nhé:
-
Hoạt động yếu, độ lạnh kém.
-
Bị thiếu gas.
-
Hoạt động không êm ái, phát ra tiếng kêu ở dàn nóng và dàn lạnh.
-
Xuất hiện tình trạng dàn lạnh chảy nước.
-
Mức độ tiêu thụ điện năng cao hơn bình thường.
Tùy vào tần suất hoạt động của máy lạnh, người dùng cần thực hiện bảo dưỡng thiết bị theo mốc thời gian phù hợp.
3. Quy trình vệ sinh máy lạnh đúng cách tại nhà
Dưới đây là quy trình vệ sinh máy lạnh chi tiết tại nhà giúp bạn bảo dưỡng thiết bị đúng cách:
3.1 Chuẩn bị dụng cụ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa
Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ vệ sinh máy lạnh như:
-
Máy bơm vệ sinh máy lạnh.
-
Túi vệ sinh máy lạnh.
-
Chai xịt vệ sinh máy lạnh chuyên dụng.
-
Đồng hồ đo gas chuyên dụng cần cho việc kiểm tra gas máy lạnh có bị thiếu hay rò rỉ hay không.
-
Một số dụng cụ khác như khăn lau, bộ tua vít, thang nhôm, cọ vệ sinh,...
3.2. Hướng dẫn các bước bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh
Tham khảo các bước sau đây để tiến hành vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng và nhanh chóng:
Bước 1: Kiểm tra hoạt động của máy
Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần kiểm tra lại hoạt động của máy. Nếu phát hiện có vấn đề bất thường như máy phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động, máy làm lạnh không ổn định,... phải khắc phục các lỗi này trước mới bắt đầu thực hiện vệ sinh máy.
Bước 2: Ngắt kết nối với nguồn điện
Để đảm bảo an toàn, bạn cần phải đảm bảo đã ngắt hết tất cả nguồn điện trước khi thực hiện vệ sinh máy lạnh. Sau khi nguồn điện ngắt được khoảng 2 phút, thực hiện theo các bước sau đây để vệ sinh máy.
Bước 3: Kiểm tra lượng gas trong điều hòa
Thực hiện kiểm tra lượng gas trong điều hòa, trường hợp gas yếu thì cần nạp thêm. Ngoài ra, ở bước bảo dưỡng máy lạnh này, bạn cần kiểm tra đường ống dẫn gas để tránh tình trạng rò rỉ. Nếu thấy đường ống dẫn gas bị hư hỏng thì người dùng nên thay mới để đảm bảo điều hòa hoạt động ổn định, an toàn.
Trước khi thực hiện các bước vệ sinh, bạn cần kiểm tra gas và đường ống dẫn gas của điều hòa.
Bước 4: Kiểm tra hoạt động
Tháo vỏ máy và kiểm tra các linh kiện, thiết bị bên trong như máy bơm áp lực, ống dẫn gas, mô-tơ điện, tụ điện,... Nếu phát hiện lỗi hỏng hóc thì người dùng cần tìm cách sửa chữa hoặc thay mới.
Bước 5: Vệ sinh dàn lạnh
Bạn thực hiện các bước vệ sinh dàn lạnh chi tiết như sau:
-
Đẩy phần nắp che máy lạnh lên cao hơn để thấy được bên trong dàn lạnh. Dùng tua vít tháo các ốc đã cố định với dàn lạnh. Sau đó, nhấc nhẹ vỏ dàn lạnh ra ngoài. Dùng giẻ lau sạch phần vỏ ngoài của dàn lạnh.
-
Tháo lưới lọc ra, dùng bơm tăng áp hoặc vòi xịt để cọ sạch lưới lọc. Sau đó, chờ đến khi lưới lọc khô hẳn rồi lắp lại vào máy.
-
Dùng giẻ khô hay túi nilon che kín bo mạch, tránh nước bắn vào gây hư hỏng thiết bị.
-
Treo áo mưa hoặc túi nilon ở phía dưới dàn lạnh để hứng nước.
-
Cuối cùng, tiến hành xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh.
-
Hệ thống cánh quạt là nơi bám nhiều bụi bẩn bởi lực hút của nó. Do vậy, bạn nên dùng khăn lau khô trước, sau đó mới vệ sinh bằng nước tẩy chuyên dùng.
Bạn sử dụng vòi xịt thông dụng, thêm tấm nilon để che ở dưới rồi tiến hành xịt rửa dàn lạnh.
Bước 6: Vệ sinh cánh quạt
Trước khi vệ sinh cánh quạt, bạn nên dùng khăn để lau khô trước. Tiếp đến, sử dụng dung dịch vệ sinh điều hòa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên cánh quạt.
Bước 7: Vệ sinh dàn nóng
Mở nắp dàn nóng, xịt nước theo dạng tia để rửa sạch được linh kiện bên trong. Kiểm tra dàn nóng có bất kỳ vật gì vướng bên trong thân máy không, nếu có bạn cần lấy ra để đảm bảo máy được hoạt động ổn định. Đợi hoặc hong khô dàn nóng rồi thực hiện lắp ráp lại các chi tiết sao cho đúng kỹ thuật.
Lưu ý: Không xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch, dây điện để tránh gây ra các hư hỏng.
Bước 8: Vệ sinh lưới lọc
Tháo bộ lọc khí rồi vệ sinh bằng nước ấm khoảng 30 độ. Sau đó để ráo nước nước, dùng khăn sạch lau lại.
Vệ sinh bộ lưới lọc nước ấm khoảng 30 độ, sau đó để ráo nước và lau bằng khăn khô.
Bước 9: Kiểm tra lại sau khi vệ sinh
Sau khi đã lắp lại, bạn khởi động thiết bị và tiến hành chạy thử để đảm bảo rằng không phát sinh vấn đề sau khi máy đã được vệ sinh xong.
4. Một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh bạn nên biết
Cùng tìm hiểu các lưu ý trong quá trình vệ sinh máy lạnh giúp đảm bảo thiết bị được vệ sinh đúng cách dưới đây:
-
Trước khi vệ sinh máy lạnh cần đảm bảo dòng điện đã được ngắt hoàn toàn.
-
Kiểm soát lực phun nước và lau chùi nhẹ nhàng nhằm không để nước dính vào mạch điện vì dễ ảnh hưởng đến bo mạch.
-
Không sử dụng hóa chất tẩy mạnh để vệ sinh máy lạnh.
-
Dàn lạnh cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên sau khi vệ sinh sạch sẽ cần được lắp đặt ngay vào máy.
-
Kiểm tra đường ống và van để hạn chế tình trạng quá nóng làm hỏng dây.
-
Lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép phù hợp với máy lạnh xài van.
-
Việc bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh đòi hỏi người thực hiện cần hiểu về bộ phận và nguyên lý hoạt động của thiết bị. Nếu không, bạn nên liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc vệ sinh máy lạnh uy tín để được hỗ trợ.
5. Một số mẹo giúp tăng tuổi thọ máy lạnh
Tăng tuổi thọ cho máy lạnh, bên cạnh việc tìm hiểu bao lâu vệ sinh máy lạnh một lần, bạn đừng bỏ qua các “bí quyết” dưới đây:
-
Tắt máy lạnh khi không sử dụng: Để tránh điều hòa hoạt động liên tục gây hao phí điện năng và dễ hư hỏng, bạn nên tắt thiết bị khi không cần sử dụng.
-
Luôn để ý âm thanh từ máy lạnh phát ra: Nếu nghe thấy những âm thanh va đập, lạch cạch, tiếng động cơ kêu,... thì nên tắt điều hòa và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.
-
Bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh thường xuyên: Để điều hòa hoạt động ổn định và kéo dài thời gian sử dụng, bạn nên vệ sinh thiết bị định kỳ. Ngoài ra, mỗi nửa tháng, bạn có thể dùng chổi lông mềm để quét bụi trên vỏ máy, các bộ phận của máy lạnh.